TUYÊN NGÔN THIỀN: HÃY THOÁT KHỎI CHÍNH MÌNH.
– OSHO –
9 phút đọc
Những cuốn sách về sự nhận thức, tìm lại bản thân hay văn hóa Thiền có thể trở thành tiêu điểm hoặc quan ngại, né tránh. Đôi khi, các giai thoại kinh điển về Thiền được chia sẻ cuối cùng mang đến sự chuyển hóa, giúp giải phóng căng thẳng tích tụ trong tâm trí và cơ thể. Nhưng mặt khác, cũng thường xuyên gây ra những mâu thuẫn và tranh cãi với đời sống thực tế thường ngày, khiến người đọc cảm thấy bối rối và thật khó hiểu. Sau đây là năm nội dung trong ‘làm rỗng ly đi’ gắn kết với cuộc sống và nên được xem xét thảo luận ở nhiều góc độ khác nhau.
1. Chuyển hóa
Bất kỳ ai đã từng trải qua quá trình “Có rất nhiều câu hỏi nhưng chẳng có câu trả lời” đều cảm nhận được sự chuyển hóa từ bên trong của bản thân.
Những câu hỏi không bao giờ có câu trả lời và không biết lời giải đáp ở đâu. Mặc dù, đã tìm kiếm ở rất nhiều nơi nhưng chả ai có thể cho bạn câu trả lời đầy đủ và rõ ràng. Tuy nhiên, không phải là không có lời giải. Trên thực tế, bạn đã dần tìm ra chúng. Câu trả lời ở đây là không có câu hỏi cũng không có câu trả lời nào cả. Mà chính bạn hiểu được rằng, bạn không cần thiết phải đặt ra những câu hỏi như thế.
Nếu một câu trả lời được viết ra cho một câu hỏi thì không bao giờ có thể là đầy đủ, chính xác và rõ ràng. Mọi thứ chỉ có thể được tóm gọn và ẩn dụ.
Trong cuốn sách đã viết:
2. Tâm trí luôn vội vã
Nhiều đọc giả không hề hay biết, tâm trí luôn muốn giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng vội vã và phải thực hiện ngay. Khi không đạt được những gì đang mong đợi, nó luôn khiến bạn lo lắng, sầu não đến nỗi bực bội, nóng nảy. Các mối bận tâm vẫn liên tục tiếp diễn, dù trong tương lai vốn không hề xảy ra, nhưng vẫn xảy ra trong suy nghĩ, khiến bạn trở nên rối loạn lo âu.
Tâm trí chồng chất tâm trí. Tâm trí nói dối, kiêu ngạo, lừa bịp một cách trắng trợn, nhưng ít nhất nó cũng được phơi bày cho mọi người thấy – từ việc giáo sư nói “Dừng lại đi! Sư đang làm gì thế? Ly trà đâu còn chứa thêm được nữa, một giọt cũng không. Sư điên à? Sư đang làm cái gì vậy?”. Bạn với tâm trí chắc chắn là một sự kết hợp tệ hại nhất, ngay cả khi bạn biết tâm trí đang diễn ra trong bạn.
Các cách giải quyết là hãy chấp nhận nó, chỉ cần chấp nhận và quan sát nó, nhưng không phải là nó. Chỉ vậy thôi, nhưng rất khó để thực hiện. Bởi vì chính bản thân bạn còn không biết đã và đang bị tâm trí chiếm đóng. Ai trên đời lại có thể đi giải quyết một thứ mà bản thân còn không thể nhận ra?
3. Lấp đầy khoảng trống
Hãy nhìn xem, thỉnh thoảng tôi nghe mọi người đưa ra những lời khuyên thời gian rãnh rỗi nên học thêm một cái gì đó. Có thể là ngoại ngữ hay tham gia lấy hoạt động để lấp đầy thời gian trống của bản. Không nên để thời gian rãnh trôi đi lãng phí.
Tôi cũng đã từng như vậy những ngày rãnh rỗi tôi phải lôi một cái gì đó ra xem, chèn vào một hoạt động nào đó để thời gian không bao giờ bị trống. Nhưng giờ đây tôi tự hỏi: “Tại sao phải làm gì trong thời gian rãnh?”
Mọi người đều thích cảm giác đặc biệt, cảm thấy bận rộn và quan trọng họ thấy mình làm những điều tốt đẹp để tiến lên phía trước. Nhưng tầm quan trọng của việc nhận ra phải bận rộn vì điều gì phản hồi trung thực nhất bạn có đang giữ chìa khóa mở để mở cánh cửa nhận thức của mình hay không?
Tôi đã làm đầy cái ly của mình đến nỗi không có không gian để hít thở, mọi thứ như muốn trào ra. Bắt đầu tôi cảm thấy làm đầy chính mình để làm gì? Tôi có rót thêm những thứ tôi cần hay không? Hay chỉ là nhặt rác làm đầy cái ly? Và thực chất, tôi có cần cái ly hay không? Tôi cũng không biết, vậy mà tôi cứ liên tục nhét đầy trong những năm qua.
4. Vượt qua cái khổ
Đã qua rồi cái thời mọi người chỉ né tránh cái khổ. Bởi vì không ai sinh ra mà không khổ. Cái khổ này qua đi, cái khổ khác liền đến và sẽ luôn là như vậy. Đừng cố tránh, mà hãy đi thẳng qua nó.
Thật khổ sở vì hiện tại đang thất nghiệp trong khi đồng nghiệp, bạn bè đang ngày càng phát triển. Chứng kiến người yêu rời xa, rất đau lòng nhưng không thể làm gì khác. Nhưng chắc chắn, bạn nhận ra lý do tại sao họ lại làm thế và luôn đón nhận mọi thứ mà cuộc đời đưa đến.
Hãy để cái khổ phá hủy bạn, hướng trực diện vào đó. Nhưng nó sẽ không đốt cháy bạn, nó chỉ đốt cháy rác rưởi mà bạn thu lượm. Và khi không thể chịu đựng được khổ, tức là phúc lạc đã rất gần.
5. Đập vỡ cái ly
Tôi nghĩ rằng tôi không cần cái ly này nữa. Đập vỡ cái ly, có nghĩa là bạn không còn sở hữu hay chứa đựng bất cứ điều gì. Bạn tự do. Bạn không có sở hữu cái gì và cũng không có điều gì nắm bắt bạn.
If you want to love you must serve, if you want freedom you must die.
Hegel
Tạm dịch: Nếu bạn muốn yêu thương, bạn phải phụng sự; nếu muốn tự do bạn phải chết.
Một sự đau khổ sẽ xảy ra. Đó là bài học cho tất cả mọi người: Đừng ngần ngại đón nhận sự thay đổi, ngay cả khi nó khó khăn. Điều quan trọng là yêu quý chính bạn, biết bản thân còn nhiều khuyến điểm nhưng hãy luôn đón nhận điều đó.
Trong các phần tiếp theo của cuốn sách, sẽ chỉ ra phương pháp Thiền, những câu chuyện và giai thoại đưa nhận thức trở lại làm chủ bản thân. Mặc dù người đọc sẽ có nhiều nghi ngờ và tôi không hề cam kết bạn sẽ thực sự trở nên thức tỉnh.
Nhiều người biết đến OSHO phải thừa nhận rằng ông là bậc thầy gây nhiều tranh cãi, đồng thời có ảnh hưởng lớn trong giới Thiền sư của thế kỷ 20. Tuy nhiên, nếu bạn đã đạt được mọi thứ mình cần và muốn lật sang trang tiếp theo của cuộc đời để bắt đầu một chương mới thì Như Chim Sải Cánh là cuốn sách bạn nên tận hưởng nó với một góc nhìn tự do.
oo-oo
“Tôi chỉ ở đây để làm bà đỡ. Socrates cũng từng nói như thế: Thầy chỉ là bà mụ. Tôi có thể trợ giúp, tôi có thể bảo vệ, tôi có thể hướng dẫn – thế thôi.” – (Như Chi Sải Cánh – OSHO)
Viết tạo nguồn năng lượng cho tôi